Áp xe chân răng có nguy hiểm không? Áp xe chân răng được biết đến là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bệnh lý này tiến triển nhanh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh.

Áp xe chân răng có mấy loại?

Áp xe chân răng là một túi mủ có thể hình thành ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm trùng vi khuẩn. Một chiếc răng bị áp xe gây ra cơn đau từ trung bình đến nặng, đôi khi có thể lan ra tai hoặc cổ. Nếu không được điều trị, một chiếc răng bị áp xe chân răng có thể biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Lúc này, áp xe chân răng có nguy hiểm không là điều hiển nhiên.

Sưng hạch cổ là triệu chứng của áp xe chân răng*

Nguyên nhân gây áp xe chân răng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập, khi việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách. Mỗi trường hợp áp xe sẽ có cách chữa trị khác nhau, hiện nay, có 3 loại áp xe chân răng phổ biến là:

- Áp xe chóp răng: Do khuẩn xâm nhập vào tủy trong răng.

- Áp xe nha chu: Các bệnh về nướu răng thường gây ra loại này, nhưng nó cũng có thể là kết quả của chấn thương.

- Áp xe nướu: Một vật thể từ bên ngoài tác động đến nướu, sử dụng răng để mở nắp chai hoặc đánh răng quá mạnh sẽ làm tổn thương nướu. Vết thương này không được điều trị sẽ là nơi vi khuẩn sinh sôi, phát triển thuận lợi nhất, lâu ngày sẽ thành áp xe chân răng.

Áp xe chân răng có nguy hiểm không?

Nếu được phát hiện kịp thời thì áp xe chân răng không gây nguy hiểm gì. Khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, cần đến nha khoa ngay để khám và điều trị ngăn chặn biến chứng. Tuy nhiên, một khi nhiễm trùng lan ra các mô mềm, xương hàm thì cũng là lúc ổ mủ xuất hiện, miệng có mùi hôi và những cơn đau nhức dữ sẽ bắt đầu. Trong một số trường hợp, áp xe chân răng còn gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng.

Áp xe chân răng không điều trị gây nhiễm trùng huyết*

Chính vì những nguy hại đó, nên bạn cần lưu ý một số triệu chứng thường gặp của bệnh:

- Đau răng, ăn nhai khó khăn, cơn đau lan đến tai, hàm hoặc cổ.

- Cơn đau trở nên nặng hơn khi nằm, mặt đỏ và sưng.

- Có thể nóng sốt, sưng hạch cổ, người luôn mệt mỏi.

- Hàm trên hoặc hàm dưới sưng, cắn chặt hoặc ngậm miệng chặt lại cũng gây đau, nướu răng có thể sưng đỏ, chảy mủ đặc.

Áp xe chân răng có nguy hiểm không thường là làm sạch ổ viêm nhiễm, uống thuốc kháng sinh kèm thuốc giảm đau. Trong những trường hợp áp xe lây lan đến tủy, khiến tủy bị viêm nặng thì nên nhổ bỏ răng để làm sạch ổ mủ.

Tốt nhất, muốn biết tình trạng răng miệng của mình bạn nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Dựa vào nguyên nhân gây nên loại áp xe chân răng nào mà bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị thích hợp.
 
Top