Lấy cao răng còn gọi là cạo vôi răng – kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ mảng bám thức ăn sau quá trình tích tụ, hóa cứng trên răng. Mặc dù, không phải kiêng nhiều như các công nghệ làm đẹp răng khác, thế nhưng khách hàng cũng cần nắm rõ lưu ý sau khi lấy cao răng để tránh ảnh hưởng men răng.

Lấy cao răng có tốt không-1
Cao răng tích tụ lâu ngày gây viêm*

Lấy cao răng có tốt không? 

Cao răng được hình thành chủ yếu từ những mảnh vụn thức ăn hoặc do sự lắng đọng của huyết thanh. Lâu ngày những mảng bám này sẽ tồn tại quanh cổ răng, trên thân răng và ngay cả dưới nướu. Khi cao răng phát triển sẽ tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó sinh ra vi khuẩn tấn công các tổ chức quanh răng. Vậy lấy cao răng có hại gì không? 

Những mảng bám cao răng được tích tụ càng lâu sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu: viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, ê buốt khi ăn uống, rụng răng, thậm chí có thể gây lở miệng, viêm amidan, viêm họng hay các bệnh về tim mạch…. 

Bởi vậy, theo các bác sĩ nha khoa chuyên về niềng răng đau không, việc lấy cao răng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn phòng tránh được hàng loạt các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, lấy cao răng có hại không chỉ đơn giản được đặt ra khi mọi người chưa hiểu rõ về những tác dụng của việc lấy cao răng mà thôi. 

Lấy cao răng có tốt không-2
Cao răng nhiều cũng gây vàng răng*

Những lợi ích của việc lấy cao răng 

Làm sạch răng miệng, ngăn ngừa mùi hôi. Chính cao răng là thủ phạm gây hôi miệng ở nhiều người mà bị lầm tưởng trước đó là do thức ăn và đánh răng không sạch. Khi lấy cao răng, hàm răng sẽ sáng bóng hơn, nhìn sạch sẽ và đẹp so với khi cao răng xuất hiện. 

Ngăn ngừa viêm nướu, viêm chân răng. Các vi khuẩn ở cao răng thường tấn công nướu gây viêm và sưng. Khi cao răng bị lấy ra thì không còn vi khuẩn có thể làm tổn thương nướu nữa. Khi nướu khở mạnh và săn chắc thì chân răng được bảo vệ tốt, không bị sâu, tránh được viêm chân răng. 

Giảm nguy cơ mắc bệnh về amidan, viêm họng. Cao răng chứa nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Nó sẽ theo nước bọt đi qua họng và amidan rồi đọng lai gây viêm. 

Chăm sóc sau khi lấy cao răng như thế nào? 

Khi mới lấy cao răng, răng của chúng ta rất nhạy cảm cần được chú ý chăm sóc để tránh làm tổn hại men răng và kéo dài thời gian tái bám của mảng bám cao răng: 

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. 

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. 

Súc miệng với nước muối pha loãng. 

Chú ý chế độ ăn uống ảnh hưởng tới việc lấy cao răng có hại không: Nên sử dụng nhiều các loại ngũ cốc, các loại trái cây như cam, táo.. Các loại rau củ quả như cà rốt hay rau giòn như bông cải, súp lơ, dưa leo, rau diếp… cũng giúp hạn chế sự phát triển của cao răng. 

Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, chất ngọt như bánh kẹo, socola bởi đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng sâu nặng hoặc viêm nhiễm nướu khi vi khuẩn có thể cư ngụ, thải độc tố và tạo ra axit làm hỏng răng.

 
Top