Trồng răng implant có nguy hiểm không? Trồng răng implant hay còn gọi là cấy ghép implant là phương pháp cấy ghép trụ răng giả vào vị trí răng đã mất nhằm phục hồi chức năng thẩm mỹ và ăn nhai. Mặc dù đây là phương pháp hiện đại, có sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật tiên tiến và đạt hiệu quả cao nhưng vẫn có một số trường hợp xảy ra biến chứng sau khi thực hiện. Thực hư điều này như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của nha khoa chúng tôi.
Răng implant phục hình chức năng của răng mất tối đa* |
Trồng răng implant có nguy hiểm không?
Trồng răng implant có thể mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu thực hiện không đúng kỹ thuật. Chính vì vậy, trồng răng implant có nguy hiểm không luôn là nỗi lo lắng của bệnh nhân. Biến chứng thường gặp sau khi trồng implant đó là:
- Sưng đau kéo dài: Cảm giác đau sau khi cắm trụ implant là điều tất nhiên, sẽ đau nhẹ trong 1-2 ngày đầu và giảm dần. Tuy nhiên, nếu sau 5-7 ngày mà triệu chứng đau vẫn không giảm thì cần đến bác sĩ để thăm khám tình trạng. Vì rất có thể ổ viêm tại vị trí cắm implant, implant đang trong quá trình đào thải ra ngoài.
- Nhiễm trùng: Là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi cấy ghép implant. Nguyên nhân là do người bệnh không biết cách vệ sinh răng miệng khiến thức ăn thừa bám vào trụ implant, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Dấu hiệu nhận biết là xung quanh khu vực cắm trụ bị sưng đỏ, đau nhức.
Trường hợp trụ răng implant bị đào thải* |
- Chảy máu kéo dài: Thông thường, chảy máu sau phẫu thuật đặt trụ sẽ xảy ra trong 1 - 2 ngày đầu. Nếu thấy máu chảy nhiều, liên tục thì cần phải nhanh chóng đến nha khoa.
- Viêm xung quanh trụ implant ảnh hưởng trực tiếm do quá trình trồng răng implant mất bao lâu không đảm bảo, vệ sinh răng miệng kém.
- Gây tổn thương các mô lân cận: Khi bác sĩ thực hiện sai cách có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh dưới xương ổ răng, đau, ngứa môi, lưỡi, lợi là biến chứng sẽ xảy ra. Ngoài ra, xương hàm cũng bị tổn thương nếu xương hàm không đủ dày mà bác sĩ không thực hiện cấy ghép xương trước khi cắm trụ.
- Cấy trụ sai vị trí: Trồng răng implant có nguy hiểm không ở trường hợp này là biến chứng đau nhức, không thể ăn uống bình thường, lực nhai không phân chia đồng đều làm răng bị quá tải.
Làm gì để tránh biến chứng trồng răng implant?
Để loại bỏ được những biến chứng nguy hiểm, bạn cần lưu ý:
- Thăm khám kỹ lưỡng để xác định tình trạng răng miệng có đủ điều kiện thực hiện trồng răng hay không. Nếu mô lợi bị viêm và không khỏe mạnh thì phải điều trị trước khi tiến hành phục hình implant.
- Không nên hút thuốc lá quá nhiều vì theo nghiên cứu, tỉ lệ thất bại đối với người hút thuốc lá là 20%/ Do trong khói thuốc chứa cacbon monoxide, khi đi vào máu của người bệnh sẽ khiến lượng dưỡng khí nuôi mô lành xung quanh bị giảm, quá trình lành thương chậm hơn. Thậm chí ảnh hưởng đến cục máu đông, gây chảy máu kéo dài, nhiễm trùng.
Nâng xương trước khi cấy implant* |
- Phải thực hiện ghép xương, nâng xoang để nâng đỡ trụ implant tốt nhất. Nếu không đủ xương thì bác sĩ sẽ không thể đặt chân răng vào xương hàm.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng để làm tăng hiệu quả làm sạch.
- Hạn chế ăn đồ ăn khô cứng, dai, không dùng răng để mở các vật cứng.
- Cấy ghép implant có tốt không cũng phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa bạn lựa chọn. Một nha khoa tốt luôn có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn, hệ thống công nghệ hiện đại là yếu tố quyết định nhiều đến thành bại của quá trình trồng răng implant.
Đối với bất kỳ phương pháp nào, dù hiện đại đến bao nhiêu thì khả năng xảy ra biến chứng vẫn rất cao. Chính vì thế, việc tìm hiểu trước các nguy cơ rủi ro trồng răng implant có nguy hiểm không là cách tốt nhất để bạn có cách phòng tránh, ngăn chặn. Hi vọng những chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho bạn.