Trồng răng tháo lắp là giải pháp phục hình răng giả có từ lâu đời, có chi phí thấp nên được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh nhiều ưu điểm thì phương pháp này vẫn có hạn chế nên khiến nhiều người băn khoăn giữa vô vàn sự lựa chọn trồng răng khác. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn.

Khi bị mất răng, không chỉ ăn nhai bị giảm sút mà tính thẩm mỹ của hàm cũng bị ảnh hưởng. Nếu không phục hình răng giả sớm sẽ dẫn đến nguy cơ tiêu xương hàm gây hóp má, khuôn mặt già nua. Trong số các cách trồng răng, hàm tháo lắp là sự lựa chọn phục hình đầu tiên với quy trình đơn giản, chi phí rẻ.

Trồng răng tháo lắp là gì-1

Trồng răng tháo lắp là gì?

Trồng răng tháo lắp hay phục hình tháo lắp hay hàm giả tháo lắp đều là một phương pháp phục hình răng mất. Phương pháp này giúp khôi phục tính thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai. Không những thế, phương pháp này còn giúp người bệnh dễ dàng tự tháo lắp và vệ sinh.

Hàm tháo lắp có cấu tạo 2 phần là:

- Phần nền hàm được làm từ chất liệu nhựa Acrylic hoặc khung hợp kim.

- Phần răng được làm từ nhựa hoặc sứ.

Hiện nay, có 2 loại hàm giả tháo lắp, phù hợp với đặc điểm, tình trạng mất răng của mỗi người. Bao gồm:

- Hàm giả toàn phần: Phù hợp với những ai mất nhiều răng hoặc mất răng nguyên hàm. Việc sử dụng hàm giả toàn phần sẽ giúp toàn bộ phần nướu và xương hàm được che phủ.

- Hàm giả bán phần: Phù hợp với những người mất một hoặc vài răng. Hàm giả bán phần có cấu tạo gồm các răng giả gắn trên nền nhựa dẻo hoặc khung kim loại.

Trồng răng tháo lắp là gì-2
Phần nền nhựa có màu sắc tự nhiên*

Khi nào nên trồng răng tháo lắp?

Trồng răng tháo lắp là phương pháp phục hình phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, những người có đặc điểm mất răng sau đây:

- Bị mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng cả hàm.

- Bị mất răng nhưng chưa có đủ điều kiện tài chính hoặc sức khỏe để thực hiện cắm implant răng cửa như thế nào hay làm cầu răng sứ.

- Những người không muốn phẫu thuật cắm trụ implant hoặc không muốn mài răng đặt cầu răng sứ. 

- Được bác sĩ chỉ định nên làm hàm giả tháo lắp. 

Trồng răng tháo lắp là gì-3

Ưu nhược điểm của trồng răng tháo lắp

Ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí: Hàm giả tháo lắp được đánh giá là phương pháp phục hình rẻ hơn rất nhiều so với chi phí cấy ghép implant và cầu răng sứ. Do đó, những người không có điều kiện kinh tế thoải mái sẽ rất phù hợp.

- Thẩm mỹ: Giúp phục hình lại răng đã mất hiệu quả khi có thể lấp chỗ trống ở các vị trí mất răng. Phần răng và phần nền bằng nhựa có màu tự nhiên nên đảm bảo thẩm mỹ cao. Trồng răng tháo lắp còn giúp cơ môi và má được nâng đỡ.

- Ăn nhai thoải mái: Nhờ có sự phân bổ lực đỡ đồng đều trên toàn hàm, hàm giả tháo lắp giúp người dùng ăn nhai thoải mái. Tuy nhiên, để tránh hàm giả bị làm xô lệch, lỏng lẻo, người dùng chỉ nên ăn các món mềm. Việc hạn chế các món cứng, dai, để tránh cần nhiều lực nhai, cắn.

- Vệ sinh thuận tiện: Vì có cấu tạo độc lập, tách rời, không cố định nên có thể tháo lắp khi vệ sinh. 

Nhược điểm

Bên cạnh nhưng ưu điểm thì hàm giả tháo lắp vẫn có nhiều hạn chế như:

- Gây tiêu xương vì không tác động đến nền xương hàm, không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương do mất răng gây ra.

- Theo thời gian, răng giả sẽ bị lung lay, khả năng ăn nhai và phát âm bị ảnh hưởng. Đối với người sử dụng hàm giả tháo lắp có phần nền bằng nhựa sẽ có nguy cơ bị mòn. 

- Vì xương hàm nhanh chóng bị tiêu nên cần phải điều chỉnh hàm giả thường xuyên. 

Trồng răng tháo lắp hiện nay được chỉ định đối với người thu nhập thấp hoặc người lớn tuổi và có rất ít người lựa chọn. Nếu muốn biết rõ hơn, hãy liên hệ nha khoa uy tín để được tư vấn. 

 
Top