Phẫu thuật chỉnh móm giúp điều chỉnh khuôn hàm, cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt. Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, hầu hết móm được hình thành do hàm dưới phát triển quá mức, khớp cắn không cân đối. Khuyết điểm hàm móm tạo tâm lý e ngại cho người sở hữu, ảnh hưởng đến ăn nhai và dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. 

Phẫu thuật chỉnh móm như thế nào-1
Hàm móm khiến gương mặt mất cân đối*

Thế nào là hàm móm?

Móm là nguyên nhân chủ yếu làm mất sự cân đối, hài hòa trên tổng thể gương mặt. Đặc biệt, móm còn gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng tới khả năng nhai. Đây là dạng khuyết điểm phổ biến, thường gặp nhất ở vùng hàm mặt. Hiện móm được chia thành 3 loại là móm do răng, móm do hàm, móm do cả xương hàm và răng.

Như đã nói ở trên, hàm móm là tình trạng hàm dưới phát triển quá mức, cấu trúc khoang miệng nhô ra trước nhiều hơn bình thường. Biểu hiện thường thấy đó là:

- Xương hàm trên ngắn hơn xương hàm dưới

- Mặt lệch lạc, cằm dưới có xu hướng chìa ra trước

- Hàm dưới thụt vào, ngắn hơn hàm trên (móm hàm dưới)

- Nhiều trường hợp không khép kín miệng, không nhai bằng hai hàm,…

Theo các chuyên gia thẩm mỹ hàm mặt, móm mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng đây lại là tác nhân khiến mặt thiếu cân đối, giảm tính thẩm mỹ. Đặc biệt, việc bị móm còn tạo cảm giác tự tin, mặc cảm cho rất nhiều người, khiến họ không thể nở nụ cười tự nhiên nhất. Theo khảo sát, có đến 80% người bị hàm móm gặp khó khăn khi ăn nhai, vì hàm móm làm cho chức năng ăn nhai không còn hiệu quả, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh lý về dạ dày. 

Ngoài ra, móm còn là nguyên nhân gây tình trạng nói ngọng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc, học tập. Để loại bỏ những ảnh hưởng nêu trên, cách tối ưu nhất chính phẫu thuật chỉnh móm giúp 2 hàm cân đối hơn.

Phẫu thuật chỉnh móm như thế nào-2
Phẫu thuật hàm móm giúp cung hàm đẹp hơn*

Phẫu thuật chỉnh móm như thế nào?

Có rất nhiều trường hợp không thể xác định nên niềng răng hay phẫu thuật hàm, bởi vì nhiều nguyên nhân khiến răng bị móm như do răng, do xương hàm hoặc do cả răng và xương hàm. Nếu móm ở mức độ nhẹ, xuất phát từ răng thì có thể niềng răng. Ngược lại, nếu móm do xương hàm thì nên:

- Móm nặng: Phương pháp niềng răng bằng mắc cài thông thường không thể khắc phục hoàn toàn các trường hợp móm hàm trên do xương hoặc hô quá nặng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ hai răng số 4 và cắt rời xương tiền đình hàm trên. Sau đó, đẩy lùi hàm trên về sau cân xứng với hàm dưới.

- Móm hai hàm: Bác sĩ sẽ nhổ răng số 4 hàm trên và hàm dưới, sau đó cắt rời xương tiền đình hàm trên, khung xương hàm dưới đẩy lùi về sau theo tỉ lệ cân xứng.

- Móm hàm trên và răng hàm dưới mọc lộc xộn: Chỉnh răng móm bằng phẫu thuật cho hàm trên và niềng răng hàm dưới. 

- Móm kèm răng mọc lộn xộn: Tiến hành niềng răng trước, trong khoảng thời gian 1 - 2 năm thì có thể thực hiện phẫu thuật hàm bình thường. 

- Vừa móm vừa hở lợi: Cách tốt nhất để điều trị cho trường hợp này đó là cắt Lefort I, đẩy hàm về sau, đồng thời kết hợp đánh lún giúp đưa răng về vị trí mong muốn.

- Rối loạn khớp thái dương hàm: Đây là tình trạng mất cân xứng giữa xương hàm và xương hàm mặt. Nếu muốn khắc phục, đòi hỏi kĩ thuật cao và có sự trao đổi tỉ mỉ giữa các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tạo hình.

Phẫu thuật chỉnh móm cần can thiệp vào xương hàm, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên không thể thực hiện ở những địa chỉ kém chất lượng. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Bài trước
Đây là bài viết mới hơn.
Bài sau
Older Post
 
Top