Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng đạt hiệu quả cao đòi hỏi một kỹ thuật chuẩn được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp sau khi bọc răng sứ bị đau nhức. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu? trồng răng hàm có đau không? Cùng chuyên gia nha khao tìm hiểu về vấn đề này.



Nguyên nhân bọc răng sứ bị đau
Nguyên nhân bọc răng sứ bị đau
Nguyên nhân bọc răng sứ bị đau

Do bệnh lý không được điều trị hết

Trong quy trình bọc răng sứ, việc kiểm tra, thăm khám tình trạng răng miệng là thao tác đầu tiên. Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…cần phải được điều trị hết hẳn trước khi tiến hành bọc răng sứ. Điều này giúp cho quá trình bọc răng sứ diễn ra an toàn, tránh các biến chứng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Nếu bác sĩ kiểm tra răng miệng không cụ thể chính là nguyên nhân chính dẫn đến bọc răng sứ bị đau.

Kỹ thuật thực hiện không tốt

- Tháo tác chỉnh khớp cắn không chuẩn xác dẫn đến răng bị kênh, tạo cảm giác cộm cấn, khó chịu, người bệnh còn cảm thấy đau nhức mỗi khi ăn nhai, thậm chí phát ra tiếng kêu, luôn có cảm giác bị sai lệch khớp thái dương hàm.

>>Xem thêm: mới niềng răng nên ăn gì

- Phục hình răng sứ không sát khít nướu, cùi răng làm cho thức ăn dễ mắc vào kẽ hở, không vệ sinh tốt sẽ khiến vi khuẩn phát triển, tấn công vào men răng và nướu.

Chăm sóc răng miệng kém

Bọc răng sứ bị đau cũng có thể do cách chăm sóc răng miệng của người bệnh không đúng cách. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, lâu ngày, vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển, gây ra các vấn đề bệnh lý và dẫn đến tình trạng răng bị ê nhức sau khi bọc sứ.

Cách khắc phục bọc răng sứ bị đau hiệu quả

Với tình trạng bọc răng sứ bị nhức thì thường nha sỹ sẽ có chỉ định khắc phục theo 3 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tình trạng răng

Bước 2: Tháo mão sứ ra khỏi cùi răng thật và tiến hành điều trị

Nếu là do bệnh lý thì nha sỹ sẽ tiến hành điều trị triệt để, đợi mô răng hồi phục trong khoảng 3 – 7 ngày rồi lắp lại mão sứ. Nếu do mão sứ bị kênh lệch thì nha sỹ sẽ lắp lại sao cho vừa khít với viền nướu, không còn tình trạng cộm cắn.

Bước 3: Hoàn tất quy trình, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh chú ý vệ sinh chăm sóc răng miệng sạch sẽ và thường xuyên.

Hạn chế tình trạng bọc răng sứ bị đau như thế nào?

Để tránh xảy ra tình trạng bọc răng sứ bị đau, bạn cần lưu ý:

- Chọn địa chỉ nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Chỉ khi được thực hiện tại nha khoa chất lượng, bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi mới xâc định chính xác tình trạng bệnh, lập phác đồ điều trị rõ ràng, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

- Có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý, chải răng bằng bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng mỗi ngày. Tránh ăn uống các thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh.

- Thăm khám định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện ra những bất thường.

Bọc răng sứ bị đau là điều không ai mong muốn và có thể phòng tránh nếu bạn chọn địa chỉ phục hình tốt cùng với việc chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách.


Bài viết được trích nguồn tại: https://phauthuatham.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top