Bệnh nhiệt miệng hay được gọi là loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng, nóng đỏ và đau. Đôi khi lở loét rất khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt hay ăn uống. Vậy làm thế nào để khắc phục hiệu quả tình trạng này? có nên bọc răng sứ thẩm mỹ không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bị nhiệt miệng phải làm sao? |
Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng của bệnh
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ, đây là mộ vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển từ các mô mềm trong miệng hoặc trên nướu.
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Vết loét nhỏ có hình bầu dục màu vàng hoặc trắng.
- Một vùng da đỏ gây đau đớn trong miệng.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Để giải đáp cho câu hỏi nhiệt miệng phải làm sao, trước hết bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì?
- Một tổn thương nhỏ trong miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao hay chỉ vô tình cắn vào má trong miệng.
- Ăn những thức ăn như cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô phải hay các thực phẩm có nhiều vị chua.
- Thiếu hụt lượng vitamin B-12, folate axit folic hoặc sắt, kẽm.
- Phản ứng dị ứng với một số loại vi khuẩn trong miệng.
- Sự thay đổi của hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Hay gặp căng thẳng, mệt mỏi.
Bị nhiệt miệng phải làm sao?
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể đến nha sĩ kiểm tra tình hình bệnh. Nếu trường hợp bị nặng có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác. Nếu chỉ là nhiệt miệng bình thường, có thể tự lành thì bạn không cần điều trị mà có thể áp dụng một số phương pháp sau để chữa trị.
- Súc miệng để rửa sạch hết vi khuẩn.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Thuốc bôi diệt miệng dạng mỡ như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide.
- Thuốc trị nhiệt miệng dạng súc corticosteroid.
- Dùng phương pháp chườm đá lạnh: đá có tác dụng giảm sưng đau vậy nên đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau và viêm khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
- Trong những ngày bị nhiệt miệng không nên ăn đồ cay nóng hay các món nướng, rán vì chỉ khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
- Dùng trà chữa nhiệt miệng. Bạn có thể dùng trà túi lọc thay vì bỏ đi để đắp vào vết thương. Các hoạt chất tannin sẽ làm dịu cơn đau hiệu quả.
Với những lời giải đáp trên đây của chúng tôi về vấn đề bị nhiệt miệng phải làm sao mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Bài viết được trích nguồn tại: https://phauthuathamhomondangluu.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT