Tình hình chăm sóc sức khoẻ răng miệng hiện nay đã có bước tiến triển tốt. Mọi người đã quan tâm và tìm hiểu thông tin nhiều hơn. Lượng bệnh nhân đến phòng khám để thực hiện chương trình “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cũng gia tăng. Bệnh nha chu cũng được chú ý và thắc mắc của đa số khách hàng hiện nay là bệnh nha chu có lây không? Nên chữa ở đâu tốt nhất? tẩy trắng răng có tốt không?

Bệnh viêm nha chu có lây không
Bệnh viêm nha chu có lây không
Bệnh viêm nha chu có lây không?

Câu trả lời đó là có thể lây truyền từ người sang người. Theo một nghiên cứu khoa học tại Mỹ, bệnh viêm nha chu có thể lây truyền qua 2 con đường:

- Di truyền: Có thể lây truyền từ mẹ sang con, giữa các thành viên trong gia đình. Người có bố mẹ mắc bệnh thì khả năng lây truyền cao gấp khoảng 6 lần so với người bình thường, cho dù người này có chú trọng vệ sinh răng miệng thế nào đi chăng nữa vẫn có khả năng lây bệnh. Tuy nhiên, chỉ có 30% dân số có đặc điểm về tính di truyền này mà thôi.

- Lây truyền qua đường nước bọt: Nguy cơ lây bệnh nha chu giữa những người yêu nhau là rất cao vì vi khuẩn của bệnh này có khả năng lây lan qua nước bọt, nhất là khi tiếp xúc hôn môi.

Vì để ngăn chặn bệnh viêm nha chu có lây không, khi có những biểu hiện như đau nhức nướu, sưng nướu, chảy máu chân răng,…bạn nên đến nha khoa ngay lập tức để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cách chữa viêm nha chu

Để điều trị bệnh viêm nha chu, tuỳ vào mức độ, các giai đoạn của bệnh mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. 

- Điều trị khẩn cấp: Nếu đã xuất hiện các túi mủ nha chu thì cần áp dụng biện pháp khẩn cấp để xử lý túi mủ, ngăn chặn cơn cấp tính của bệnh.

- Cạo vôi răng: Nếu chỉ ở giai đoạn viêm nướu nhẹ (giai đoạn đầu của bệnh nha chu), bác sỹ sẽ lấy cao răng để làm sạch răng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập đến nướu, giúp nướu lành thương nhanh và khỏi bệnh. Thao tác xử lý mặt gốc răng áp dụng khi túi nha chu không quá sâu, chưa ảnh hưởng nhiều đến xương ổ răng.

- Phẫu thuật: Áp dụng khi túi nha chu sâu, chứa nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng đến xương ổ răng phá huỷ răng thì cần phẫu thuật để giảm độ sâu của túi. Phẫu thuật còn có cách tái tạo, làm dài răng, cấy ghép mô mềm,…bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện cách thích hợp với tình trạng bệnh.

- Điều trị duy trì: Đây là giai đoạn điều trị khi bệnh đã được chữa khỏi, việc điều trị này kéo dài cho đến khi răng khôn còn tồn tại nữa thì thôi.

Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu có lây không, có ảnh hưởng nghiêm trọng không còn phụ thuộc vào cách ngăn chặn bệnh. 

- Hãy chải răng vào buổi sáng và tối, đặc biệt là buổi tối vì đây là thời gian vi khuẩn phát triển mạnh nhất. Nếu sau bữa tối bạn không đánh răng thì các vi khuẩn nhanh chóng hình thành cao răng- một trong những nguyên nhân gây viêm nha chu.

- Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng và sát nướu. Chỉ nha khoa không làm tổn thương nướu và làm mòn men răng như dùng tăm.

- Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để ngăn ngừa các tác hại của bệnh.

- Tránh hút thuốc lá vì khói thuốc chứa nhiều chất có hại, gây ra các bệnh về răng miệng nguy hiểm.

Bài viết được trích nguồn tại: https://thanhsonthammyhanquoc.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top