Răng khôn đột nhiên mọc lên khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, đau nhức khó chịu. Trong nhiều trường hợp còn gây tổn thương khu vực xung quanh, nhiễm trùng ảnh hưởng đến tai, má, mắt, cổ…có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đừng để đến khi răng khôn trở chứng nặng nề thì mới tìm đến đến bác sĩ. Cùng tìm hiểu mọc răng khôn phải làm sao để biết khi nào chúng ta nên "chia tay" chiếc răng khôn “mọc dại”.

Nhổ răng khôn có đau và chảy máu nhiều không?

Nhổ răng khôn có đau không và đau mấy ngày sẽ tùy thuộc vào chuyên môn của nha sỹ cũng như kỹ thuật nhổ răng. Nhổ răng cần gây tê nên trong quá trình nhổ răng bạn sẽ không hề có cảm giác đau hay ê buốt. 


Trước khi nhổ bạn sẽ được chụp x-quang răng để giúp bác sĩ chẩn đoán cũng như trong quá trình nhổ sẽ thuận tiện và nhanh gọn hơn. Nhổ răng xong, thuốc tê sẽ tan dần lúc này bạn sẽ thấy hơi đau nhưng không sao vì điều đó là hết sức bình thường trong nhổ răng.

Các nha sĩ có trình độ sẽ giúp kiểm soát hiện tượng chảy máu sau khi nhổ răng, tránh nghiêm trùng, tránh tụ máu sau khi nhổ răng… cũng như kê các loại thuốc giảm đau an toàn.

Sau khổ răng khôn cần ăn uống như thế nào?

- Sau khi nhổ răng khôn xong bạn nên ăn những đồ mềm như cháo hay súp loãng, vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh cho răng hoạt động lúc này.

- Nên uống nhiều nước, đặc biệt là uống các loại sữa để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sức khỏe.

- Bạn vẫn có thể ăn những loại thịt, cá như bình thường, nhưng bạn nên xay nhỏ, hoặc băm nhuyễn để thức ăn không va chạm nhiều vào vết nhổ răng, không bị rơi vào ổ răng, tránh tình trạng bị viêm nhiễm vết thương.

- Tránh những đồ ăn cứng, tránh răng hàm của bạn phải hoạt động sớm.


- Sau khi nhổ răng, không nên hút thuốc lá, hay sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cafe…

Không chỉ vậy, bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh răng miệng theo cách khoa học nhất để thúc đầy vết thương mau lành. Khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
 
Top