Viêm nướu triển dưỡng là một thuật ngữ nha khoa còn xa lạ với nhiều người. Có nhiều người thậm chí còn không biết là mình đang bị viêm nướu triển dưỡng và hoàn toàn không đề phòng. Vậy viêm nướu triển dưỡng là gì, biểu hiện và cách điều trị bệnh ra sao? 

Viêm nướu triển dưỡng là gì? 

Viêm nướu triển dưỡng là một dạng phát triển của bệnh viêm nướu. Hiểu đơn giản, triển dưỡng tức là sưng phồng, phù nề. Viêm nướu triển dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn nhai hàng ngày và có thể gây mất răng nếu không điều trị kịp thời. 

Bên cạnh đó, viêm nướu triển dưỡng còn có thể phát triển thành các bệnh như tụt lợi chân răng, áp xe ổ răng hoặc răng bị lung lay… 

Biểu hiện của viêm nướu triển dưỡng 

Để phân biệt với tình trạng viêm nướu thông thường, bạn có thể nhận ra viêm nướu triển dưỡng thông qua những biểu hiện sau:

- Phần nướu nhạy cảm và yếu hơn, dễ bị chảy máu, nhất là khi có những tác động bên ngoài.

- Cao răng xuất hiện rất nhiều và dày (khoảng 2mm trở lên), bạn có thể dễ dàng quan sát thấy cao răng xuất hiện cả trên thân răng và dưới nướu. Miệng có mùi hôi cực khó chịu do cao răng và dịch viêm tiết ra.

- Đặc biệt, phần nướu bị viêm sẽ xuất hiện túi nướu (hình dạng như một cục thịt thừa, màu đỏ) to khoảng 3 – 4mm.

Khi phát hiện thấy những dấu hiệu chảy máu răng là bệnh gì như trên, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ nha khoa thực hiện thăm khám và điều trị kịp thời trước khi bệnh phát triển nặng thêm.

Viêm nướu triển dưỡng có nguy hiểm không?

Giai đoạn hình thành viêm nướu triển dưỡng 

Giai đoạn đầu: Nướu có thể bị sưng đỏ và phồng lên, rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Lúc này dù nướu bị viêm và sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong xương hàm, chưa có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. 

Viêm nướu triển dưỡng là gì? Bệnh viêm nướu giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và vệ sinh vùng kẽ răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa. 

Giai đoạn hai: Nếu nướu đã bị viêm mà không điều trị kịp thời và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. 

Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. 

Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất Enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết có tác dụng định vị và giữ cho răng chắc chắn. 

Nướu bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, nướu sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông kém thẩm mỹ. Bệnh càng trầm trọng thì những lỗ hổng này càng sâu, nướu và xương hàm bị phá hủy, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và rụng dần. 

Viêm nướu triển dưỡng có nguy hiểm không? 

Viêm nướu triển dưỡng là gì, có nguy hiểm không? Không kiểm soát được đường máu, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị bệnh nha chu và các nhiễm khuẩn khác. Ngược lại, nhiễm khuẩn ở miệng khiến khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn. 

Nếu bị bệnh viêm nướu trầm trọng và đang có vấn đề về phổi, lúc này lại hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi có thể dẫn đến viêm phổi. 

Làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh như tắc động mạch và huyết khối. Có thể dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ, những người bị bệnh nha chu dễ bị đau tim và đột quỵ hơn những người miệng bình thường. 

Bệnh nha chu càng nặng thì nguy cơ càng cao, có thể gây ra các biến chứng thai nghén, bà mẹ bị viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ đẻ non và đẻ con thiếu cân.

Bài viết trích nguồn tại: https://niengrangkhongnhorangdangluu.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top